Chú thích Khởi nghĩa Hương Khê

  1. Theo Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 4), tr. 296.
  2. Ngô Quảng (1858 - 1928), hiệu: Thần Sơn, người làng Tam Đa, xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia phong trào Cần vương, là bộ tướng của thủ lĩnh Phan Đình Phùng, được cử làm chỉ huy quân thứ Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cùng với Hà Văn Mỹ. Sau khi khởi nghĩa Hương Khê bị quân Pháp đánh dẹp, Ngô Quảng tham gia Duy Tân hội và sang Trung Quốc. Năm 1908, ông về nước, xây dựng căn cứ Bồ Lư ở Thanh Chương. Bị đàn áp, ông cùng gia đình trốn sang Thái Lan, gây cơ sở đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc hoạt động. Ông mất tại Thái Lan năm 1928. Nguồn: .
  3. Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2), tr. 81.
  4. Theo Phạm Văn Sơn thì chỉ trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa, Cao Thắng đã rèn đúc được khoảng 200 súng hỏa mai (Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 147).
  5. Theo Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2), tr. 83.
  6. Cao Thắng đã cho xây dựng một hệ thống đồn lũy tựa lưng vào dãy Thiên Nhẫn và Giăng Màn, vây kín ba mặt Bắc, Tây, Nam, sẵn sàng ứng cứu cho nhau một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ở đây còn có đường rút sang Lào, có đường sang Nghệ An, vào Quảng Bình, xuống các vùng thuộc Hà Tĩnh. Quân Pháp tiến vào đây chỉ có một con đường độc đạo là Quốc lộ 8. Chính vì thế mà những căn cứ này đã đứng vững cho đến ngày cuối cùng của cuộc khởi nghĩa (1896). Xem chi tiết ở đây: .
  7. Súng này do Cao Thắng chế tạo theo kiểu súng năm 1874 của Pháp (Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 147). Tuy nhiên "vì nòng súng không xẻ rãnh, cho nên đạn không đi xa được" (lời của đại úy Charles Gosselin. Việt Nam sử lược trích dẫn lại, tr. 566).
  8. Theo Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 150.
  9. Việt sử tân biên, sách đã dẫn, đề mục Cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
  10. Chép theo Lịch sử 11 (nâng cao, tr. 256).
  11. Việt Nam sử lược, tr. 568.
  12. Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 166.
  13. Kể theo Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 164-165.
  14. Sách Lịch sử Nghệ Tĩnh cho biết: Trước đây, thực dân Pháp tung tin Phan Đình Phùng mất vì bệnh kiết lỵ, nhưng căn cứ theo bức công điện của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương, thì ông đã hy sinh anh dũng (dẫn theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, tr. 84.
  15. Chép theo Lịch sử 11 (nâng cao, tr.257). Trần Trọng Kim thì chép như sau: Có người nói rằng việc ấy tuy Nguyễn Thân trước định thế, nhưng sau lại cho đem chôn (tr. 568). Thông tin thêm: Nhờ đánh dẹp được cuộc khởi nghĩa này mà Nguyễn Thân được thăng chức Phụ chính thay cho Nguyễn Trọng Hợp về hưu và được chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh tam hạng. Đến khi già yếu về hưu trí tại Thu Xà (Quảng Ngãi), ông bị bệnh điên cuồng mà chết (Phạm Văn Sơn, sách đã dẫn, tr. 168–182).
  16. Theo Phạm Văn Sơn thì thực dân Pháp đã cho xử tử 23 người trong cấp chỉ huy của lực lượng Hương Sơn (sách đã dẫn, tr. 167).
  17. Số người qua Xiêm La, sau này trở thành cơ sở của Việt Nam Quang phục hội và phong trào cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 (theo Lịch sử 11, tr. 257).
  18. Lịch sử 11 (nâng cao, tr. 257) và Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2, tr. 85).